SO SÁNH ĐÁ CZ VÀ MOISSANITE - ĐÂU LÀ SỰ THAY THẾ HOÀN HẢO CHO KIM CƯƠNG
Trang sức lấp lánh ngày một lên ngôi rong những năm gần đây nên các loại đá tự nhiên cũng được ưu chuộng không kém. Ngoài kim cương, đá CZ và Moissanite cũng là sự lựa chọn hàng đầu khi mua trang sức. Vậy hai loại đá này có những khác biệt gì, hãy tìm hiểu ngay cùng chúng tôi!
1. Đá CZ và Moissanite là gì?
1.1. Đá CZ là gì?
Đá CZ (Cubic Zirconia) là loại đá quý tổng hợp không màu được tinh chế từ dạng tinh thể của zirconium dioxide ở nhiệt độ, áp suất lớn. Đá CZ có thể được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên tần suất khá hiếm nên hầu hết đá CZ trên thị trường hiện nay đều là nhân tạo.
Đá CZ được coi là vật liệu thay thế kim cương khá hoàn hảo do có đặc tính quang học tương tự như kim cương tự nhiên và rất khó để phân biệt hai loại đá quý này bằng mắt thường. Do có hình thức bắt mắt, chất lượng cao và giá cả rất phải chăng nên đá CZ đã sớm được sử dụng rộng rãi trong ngành trang sức.
1.2. Moissanite là gì?
Là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành từ Silicon Carbide (SiC) hoặc Carborundum, đá Moissanite mang diện mạo gần giống với kim cương thiên nhiên. Tuy nhiên, xét về độ cứng, tỷ trọng hay thành phần hóa học, hai loại đá này vẫn có những khác biệt nhất định.
Kim cương Moissanite cực kỳ hiếm trong tự nhiên và chỉ thường xuất hiện ở mỏ kim cương hay những thiên thạch. Bằng cách tổng hợp Silicon Carbide trong phòng thí nghiệm bằng nhiệt độ và áp suất cực cao trong thời gian dài, người ta đã thành công trong việc tạo ra đá Moissanite nhân tạo. Cũng từ đây, trang sức làm từ Moissanite ngày càng được phổ biến rộng rãi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
2. So sánh đá CZ và Moissanite: 6 khác biệt to lớn
Đều mang những đặc tính gần giống và được coi như “kim cương nhân tạo”, đâu mới là loại đá giống với kim cương nhất? Cùng chúng tôi theo dõi ngay nội dung dưới đây để có cho mình lựa chọn phù hợp nhất!
2.1. Thành phần hóa học
Moissanite tự nhiên được phát hiện lần đầu tiên bởi Henri Moissan vào năm 1893 tại Arizona. Vào giai đoạn này, người ta tin rằng Kim cương Moissanite đã được mang đến trái đất do một thiên thạch đã đâm vào địa điểm này vài nghìn năm trước. Xét về mặt hóa học, kim cương Moissanite có cấu tạo từ silicon carbide, với công thức hóa học là SiC và cùng có cấu tạo từ cacbon nguyên chất.
Đá CZ (Cubic Zirconia) tự nhiên chỉ được phát hiện vào những năm 1930 với thành phần cấu tạo là oxit zirconium, hỗn hợp zirconi với oxy. Giống với Moissanite, đá CZ tự nhiên khá khan hiếm và khó tiếp cận trên thị trường, hầu hết trang sức từ đá CZ đều là loại đá nhân tạo và được chế tác từ phòng thí nghiệm.
Kết luận: Đá Moissanite có cấu tạo gần giống với kim cương hơn vì đều có thành phần là Cacbon. Ngoài ra, nguồn gốc của Moissanite gắn liền với vũ trụ khiến sự hiện diện của chúng càng thêm phần lãng mạn và bí ẩn đối với người dùng.
2.2. Độ bền
Kim cương là loại đá quý cứng nhất với điểm 10 trên thang đo độ cứng Mohs. Tiếp đó là đá Kim cương Moissanite đạt 9.25 điểm, có độ cứng xếp thứ hai chỉ sau kim cương được sử dụng phổ biến làm đồ trang sức đá quý. Kim cương Moissanite còn có khả năng chịu nhiệt cao hơn cả kim cương tự nhiên, nghĩa là ngay cả khi tiếp xúc với lửa, chúng vẫn giữ được độ lấp lánh và vẻ đẹp bên ngoài.
Mặt khác, đá CZ cũng có độ bền được đánh giá cao nhưng độ cứng không cao như Kim cương Moissanite, đạt từ 8 – 8.5 điểm trên thang độ cứng Mohs. Là một trong các loại đá quý có độ bền tốt với khả năng chống trầy xước cao, đá CZ cũng rất phù hợp cho các thiết kế trang sức đeo hàng ngày.
Ở thang đo chống biến dạng, Moissanite có độ bền là 7.6 PSI, cao gấp ba lần so với đá CZ với độ bền chỉ là 2.4 PSI. Nhờ khả năng chống vỡ tốt và độ cứng gần như là hoàn hảo, Moissanite vẫn được tin dùng hơn đá CZ trong một số loại trang sức quan trọng như nhẫn đính hôn.
Kết luận: Kim cương Moissanite cứng hơn và khả năng chống trầy vỡ tốt gấp 3 lần so với đá CZ. Tuy nhiên, cả hai vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho trang sức đeo hàng ngày.
2.3. Khả năng chống bụi bẩn
Cả Kim cương Moissanite và đá CZ đều có thể trở nên mờ đục hoặc xỉn màu theo thời gian do tích tụ bụi bẩn. Tình trạng này thường do đá tiếp xúc với chất tẩy rửa gia dụng, đồ trang điểm, dầu da và bụi bẩn trong quá trình sử dụng khiến đá bị xỉn màu, xỉn màu.
Tuy nhiên Kim cương Moissanite có khả năng chống bụi bẩn tốt hơn so với đá CZ. Các lớp bụi có thể dễ dàng lắng đọng trên bề mặt đá khiến CZ mất đi độ lấp lánh với tốc độ nhanh hơn. Do đó, đá quý CZ cần được làm sạch thường xuyên hơn so với kim cương Moissanite.
Kết luận: Kim cương Moissanite dễ dàng hơn trong việc làm sạch và bảo quản trang sức.
2.4. Giá thành
So với kim cương, giá thành của đá CZ và Moissanite đều phải chăng hơn đáng kể. Tuy nhiên nếu để so sánh trực tiếp với nhau, đá Moissanite thường đắt hơn đá CZ. Một viên Moissanite chất lượng cao có thể bán ra với giá gấp 10 lần viên CZ có cùng kích thước.
Dù Moissanite chỉ là “kim cương nhân tạo”, chúng vẫn là một loại đá quý đòi hỏi công nghệ hiện đại, chuyên môn và chi phí cao. Các bước cắt và chế tác kim cương Moissanite cũng đòi hỏi các quy trình nghiêm ngặt và chính xác như quy trình cắt kim cương tự nhiên.
Về mặt đầu tư, kim cương Moissanite có lợi thế hơn CZ vì chúng vẫn giữ được giá trị trong nhiều thập kỷ qua.
Kết luận: Đá CZ là một lựa chọn tiết kiệm hơn về chi phí nhưng kim cương Moissanite sẽ có giá trị đầu tư hơn.
2.5. Màu sắc và độ tinh khiết
Đá CZ được sản xuất với các tiêu chuẩn hoàn hảo, không có màu, khi mang ra thị trường thường phải đạt các tiêu chuẩn hoàn hảo về cả màu sắc và độ tinh khiết. Trên thực tế, màu sắc của đá CZ khá đa dạng vì chúng có thể được bổ sung thêm một số loại oxit để có những màu sắc khác nhau.
Mặt khác, Moissanite thường chứa các chất xanh lục hoặc vàng và hiếm khi không màu. Điều này là do quá trình sản xuất kim cương Moissanite rất phức tạp. Giống như kim cương, kim cương Moissanite không bao giờ hoàn hảo và luôn chứa các tạp chất nhỏ.
Kết luận: Đá CZ đẹp hoàn hảo về màu sắc và độ tinh khiết nhưng cũng khiến chúng trông không được tự nhiên.
2.6. Khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
Kim cương Moissanite có Chỉ số khúc xạ (RI) là 2,65 trong khi kim cương có RI là 2,42. Do đó, kim cương Moissanite có độ sáng cực cao và tính chất ánh sáng tuyệt vời. Đây là đặc điểm khiến đá quý được ưa chuộng khi làm trang sức bởi độ sáng và độ lấp lánh cao.
Tuy nhiên, tính chất này cũng thể hiện một hạn chế đối với kim cương Moissanite: ánh sáng phản chiếu chứa quá nhiều màu sắc rực rỡ. Nhiều người không đánh giá cao đặc tính này của kim cương Moissanite và cảm thấy không thoải mái khi nhìn vào viên kim cương này thường xuyên.
Trong khi đó, đá CZ có RI từ 2.15 – 2.18, thấp hơn rất nhiều so với kim cương Moissanite. Mặc dù CZ có độ lấp lánh và độ sáng tốt nhưng lại thiếu đi chiều sâu so với kim cương Moissanite. Đá CZ đôi khi có thể trông như thủy tinh, thiếu độ rực lửa. Sự lấp lánh của CZ thường chỉ có tại bề mặt của viên đá.
Kết luận: Độ rực rỡ của Kim cương Moissanite cao hơn nhiều so với CZ nhưng hiệu ứng cầu vồng sáng chói có thể không thích hợp với nhiều người.
Vậy giữa kim cương Moissanite và đá CZ, nên chọn loại nào?
Nếu phải cân nhắc giữa đá CZ và Moissanite, Moissanite sẽ là phiên bản thay thế kim cương hoàn hảo hơn. Mặc dù không trong và tinh khiết như CZ, nhưng Moissanite có các đặc tính gần giống với kim cương tự nhiên nhất về cấu trúc hóa học, độ bền và hình thức bên ngoài. Tuy nhiên, giá thành của đá CZ sẽ phù hợp túi tiền của đa số người tiêu dùng hơn.
Vì vậy , nếu bạn muốn sở hữu đá quý tổng hợp có độ cứng và độ bền cao và sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn thì kim cương Moissanite sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn có ngân sách trung bình và không quan tâm đến độ cứng và độ bền thì đá CZ có thể là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn trang sức làm từ CZ hay Moissanite sẽ phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá nào quan trọng hơn đối với bạn.
MDJ sẽ là địa điểm phù hợp cho những ai đang có nhu cầu mua trang sức kim cương nhân tạo. Tại đây, bạn sẽ được cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn 1:1 tận tình với các chính sách cam kết minh bạch, bảo hành trọn đời. Hãy đến ngay với MDJ để tìm được món trang sức phù hợp nhất với bản thân và tận hưởng những trải nghiệm mua sắm an toàn, chuyên nghiệp nhé!